Cái tên "Tiếng Phổ Thông (普通话) " nó bắt nguồn từ một phần tử tích cực trong cuộc vận động "切音字运动 (Thiết Âm Tự Vận Động)" có tên là Chu Văn Hùng (朱文熊) thời kỳ cuối của nhà Thanh đưa ra. Ở đây tôi xin giải thích thêm là từ "Thiết Âm" ở trong câu "Thiết Âm Tự Vận Động" chính là chữ Phiên Âm thông thường theo cách gọi của người Việt Nam chúng ta, hay còn gọi là Hợp Thanh, tức trong cuộc vận động này mọi người đều đưa ra nhiều "Phương án Phiên âm Hán ngữ", trong đó có phương pháp dùng chữ Latinh như hiện nay, ngoài ra còn có các phương án như dùng cách viết của Hán ngữ, Độc thể cổ văn, phương án dùng ký hiệu số hoặc cũng có phương án dùng ký hiệu tự tạo riêng v.v. (nguồn bài viết: phiendichtienghoa.com)
Trong cuốn sách "Giang Tô Tân Tự Mẫu" (nghĩa là Ký tự mới của Giang Tô) viết vào năm 1906 của Chu Văn Hùng, Ông ấy đã phân tiếng Hán ra thành ba loại, một trong những loại đó chính là tiếng Phổ Thông. Ông ấy còn chú thích rằng: tiếng Phổ Thông chính là "tiếng thông dụng của các tỉnh". Khi ấy người ta thường gọi tiếng Phổ Thông là "Lam Thanh Quan Thoại" (Theo từ điển Lạc Việt thì đây có nghĩa là giọng pha, giọng nhại, tiếng Quan Thoại pha giọng địa phương), bởi vì kể từ thời Nguyên Minh Thanh, Bắc Kinh luôn đóng vai trò là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của cả Trung Quốc, người người đến Bắc Kinh ứng thí, làm quan, rồi kinh doanh buôn bán, họ dần dần cũng học theo tiếng Bắc Kinh, nhưng nó lại bị lai tạp theo tiếng địa phương của người vùng đó, nên gọi là tiếng Quan Thoại thì nó không hợp lý, dần dần về sau được gọi thành "Quốc Ngữ".
Dương Minh Điền
0 nhận xét:
Đăng nhận xét